Home / KHÁCH HÀNG / THÔNG TIN DƯỢC / CÁCH SẮP XẾP VÀ BẢO QUẢN THUỐC

CÁCH SẮP XẾP VÀ BẢO QUẢN THUỐC

Bảo quản thuốclà việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất.

  1. Kho, tủ thuốc:

– Địa điểm: Kho, tủ thuốc phải ở nơi cao ráo, an toàn, chống mối mọt ẩm mốc. Có hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy. Trần, tường, mái nhà kho phải thông thoáng, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt. Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng , chống ẩm, chống thấm

– ĐKBQ: về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.

  1. Vệ sinh: Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn trùng sâu bọ.Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly nơi bảo quản thuốc, tủ thuốc).

     3.Quy trình bảo quản:

– Thuốc cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO- First In /First Out) hoặc hết hạn trước – xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out) cần phải được thực hiện.

– Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa việc cấp phát.

– Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.

  1. Quy trình bảo quản:

a- Các điều kiện bảo quản phải duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Thuốc nhạy cảm với nhiệt độ bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh.Các thuốc nhạy cảm ánh sáng bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh sáng truyền qua.

– Dược liệu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp để làm bao bì bảo quản dược liệu có thể là thủy tinh, nhựa, giấy … Các dược liệu chứa tinh dầu cũng cần phải được bảo quản trong bao bì kín.

b- Bao bì thuốc phải giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.

c- Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản riêng

d- Phải định kỳ đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.

đ- Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.

e- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước – xuất trước hoặc hết hạn trước- xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng.

g- Định kỳ kiểm tra chất lượng của thuốc trong tủ để phát hiện các biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản.

h- Thuốc hết hạn dùng phải được bảo quản riêng, phải dán nhãn chờ xử lý. Phải có các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết hạn dùng, thuốc.

* Sắp xếp bảo quản thuốc:

–  3 dễ:  Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

– 5 chống: + Chống ẩm, nóng, ánh sáng, mối mọt, chuột, nấm mốc, côn trùng.

+ Chống nhầm lẫn.

+ Chống cháy nổ.

+ Chống quá hạn dùng.

+ Chống đổ vỡ, hư hao.

* Một số quy định về bảo quản thuốc:

  • Thuốc kháng sinh, thuốc viên: 15 – 25oC
  • Thuốc bột: độ ẩm < 8%
  • Thuốc viên bao: tránh ánh sáng và tia cực tím.
  • Thuốc đặt: 8 – 15oC
  • Thuốc tiêm, sirô: tránh ánh sáng, nhiệt độ cao
  • Độ ẩm không quá 70 %.

* Một số thuốc tại bệnh viện được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

  • Insulin
  • Suxamethonium
  • Methyl-ergometin

TLTK: QUYẾT ĐỊNH số: 02/QĐHN-BYT VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC” ngày 04 tháng 10 năm 2013

Scroll To Top